ô nhiễm môi trường biển

    Năm 1998 được chọn làm năm Quốc tế Đại dương, Việt Nam ta cũng tham gia qua việc phát động phong trào làm sạch các bờ biển. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các bạn về đại dương và việc ô nhiễm các đại dương, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn loạt bài truy cập được từ web site http://www.ocean98.org của tổ chức Ocean98.
      Khoảng 71% diện tích của Trái đất - 326.000.000 km2 là đại dương. Đại dương ảnh hưởng đến mọi sự sống trên Trái đất. Trái đất chúng ta đã tồn tại khoảng 4,5 tỉ năm, trong đó nền công nghiệp hiện đại chỉ mới phát triển khoảng 100 năm. Trong thời đại của chúng ta, các quyết định về chính trị và phát triển kinh tế có thể hủy hoại sự phát triển Trái đất trong từng ngày, từng giờ, từng phút. Một số người nghĩ rằng việc gây ô nhiễm một giọt nước không làm ảnh hưởng gì tới khối nước khổng lồ 1,3 tỉ km3 này. Tuy nhiên, hãy nghĩ rằng cơ thể con người được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào, sự thay đổi bất thường của bất kỳ một tế bào nào cũng có thể là khởi điểm cho một căn bệnh chết người.
      Ocean98 được tổ chức để đẩy mạnh các hoạt động của năm Quốc tế Đại dương. Các hoạt động này nằm trong các lĩnh vực hoạt động của UNESCO và UNEP: giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin và môi trường.
Ocean98 cung cấp thông tin về:
  • Đại dương và các nguồn tài nguyên của nó.
  • Sự trong lành của các đại dương và tính bền vững của các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cùng với việc sử dụng an toàn và thông minh các nguồn tài nguyên này để phục vụ cho sự tồn tại và các lợi ích lâu dài của con người.
  • Việc nắm được các thông tin này giúp cho con người chấp nhận các chính sách, tiêu chuẩn, biện pháp để bảo vệ môi trường biển.
OCEAN FACTS

    Tổng chiều dài bờ biển của Trái đất lên đến 504.000 km, dài gấp 12 lần đường xích đạo. Quốc gia có bờ biển dài nhất được ghi vào Guiness 1997 là Canada với 244.800 km (bao gồm cả bờ biển của các đảo thuộc quốc gia này). 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/năm.
    Hơn phân nửa dân số thế giới (hơn 2,7 tỉ người) sống trong khu vực 100 km sát bờ biển. Ở cuối thiên niên kỷ này có 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới nằm trên bờ biển hoặc sát bờ biển. Hàng năm có khoảng 6,5 triệu tấn rác được thải ra biển từ các thành phố này.
    40% diện tích của Hà Lan sẽ nằm dưới mực nước biển nếu nước này không có hệ thống đê biển dài 1.260 km.
Vào năm 1990, ngành du lịch quốc tế thu được 250 triệu USD, hầu hết từ việc du lịch ở các vùng biển.

Đánh bắt hải sản

    Hàng năm con người đánh bắt được khoảng 70 -75 triệu tấn cá từ các đại dương, trong đó khoảng 29 triệu tấn được tiêu thụ bởi con người. Tổng sản lượng cá trên thế giới (do đánh bắt và nuôi trồng) lớn hơn tổng sản lượng của gia súc và gia cầm. 15 trong số 17 ngư trường lớn nhất của thế giới đang bị khai thác quá độ làm sản lượng cá giảm nhanh.
 
Đời sống ở các đại dương

    Tảo - thực vật đầu tiên trên Trái đất hiện diện ở các đại dương khoảng 3,5 tỉ năm về trước. Hiện tại, lượng oxy tạo ra bởi tảo ở các đại dương cung cấp khoảng phân nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở.
     Đại dương cung cấp khoảng 95% môi trường sống cho các sinh vật trên Trái đất.

Các sinh vật

    Tới nay, chúng ta phát hiện được 275.000 loài sinh vật biển. Lớn nhất là cá voi xanh có chiều dài có thể đạt đến 33 m, trọng lượng bằng trọng lượng của 40 con tê giác cộng lại. Nhỏ nhất là các phiêu sinh vật hiển vi. Một vài loài cá có tuổi thọ rất cao, như loài Rougheye Rockfish ở Canada có tuổi thọ đến 147 năm.
    Ở các đại dương có khoảng 35 loài cá ngựa có kích cở từ 2,5 cm đến 35 cm. Khoảng 20 triệu cá ngựa (sống hoặc chết) được buôn bán hợp pháp vào năm 1993. Nó được sử dụng để làm thuốc, thuốc kích dục, nuôi cá cảnh hoặc làm thức ăn.
    Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất, nó chỉ chứa khoảng 1/100 lượng nước biển của Trái đất. Tuy nhiên lượng nước này đã lớn gấp 25 lượng nước của tất cả các con sông và hồ nước ngọt cộng lại.
 
Ô nhiễm biển

    33% chất gây ô nhiễm ở biển là do nạn ô nhiễm không khí, 44% chất gây ô nhiễm ở biển do các sông đem đến.
    Hàng năm khoảng 100 triệu cá mập bị giết chỉ để lấy vây.
   Khoảng 1 triệu chim biển, 100.000 thú biển và rùa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic.
    Đại dương hấp thụ khoảng 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái vì phiêu sinh thực vật là nền của mạng lưới thức ăn.
    60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.
    Hàng năm lượng rác thải xuống các đại dương gấp 3 lần lượng cá mà chúng ta đánh bắt lên.
    1,14 lít dầu xe ôtô có thể làm ô nhiễm 2 triệu gallons nước uống.
    Muốn biết thêm chi tiết và các số liệu lý thú khác xin tìm đọc bài nguyên văn bằng tiếng Anh.
 
HOW CAN WE KEEP THE OCEAN CLEAN?

    Bản thân chúng ta, dù không sống gần biển, cũng có thể làm một số việc để giữ cho các đại dương được sạch như ít xả rác hơn. Bài này giới thiệu cho chúng ta một số bài cần đọc thêm để hiểu rõ hơn về cách giữ cho các đại dương được sạch.

OCEAN POLLUTION: HOW IT KILLS SEA ANIMALS

   Bảo vệ môi trường biển không phải là trách nhiệm của riêng ai; mọi người, mọi tầng lớp xã hội đều có trách nhiệm. Một học sinh đã chia xẻ kinh nghiệm của mình với các bạn qua thông tin trên Internet như sau:
   Vào năm 1960, tất cả các đại dương đều không có các chất thải plastic. Vào năm 1985, từ trên các tàu biển, con người đã thải khoảng 450.000 bao bì plastic xuống các đại dương. Các loài chim biển, rùa biển, hải cẩu, cá heo bị vướng vào các bao bì này, bị ngạt và chết. Các vụ rò rĩ đã đổ vào biển nhiều loại hóa chất độc hại làm chết cá.
    Nếu bạn muốn tham gia vào việc cải thiện tình trạng ô nhiễm biển, bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau đây:
  • Phải thông hiểu về môi trường biển.
  • Mời một nhà Hải dương học đến lớp bạn để cung cấp thêm thông tin.
  • Tham gia hoặc thành lập các tổ chức về môi trường ở địa phương bạn.
  • Viết thư tới các thành viên của Quốc hội về tầm quan trọng của biển.
  • Tiết kiệm việc sử dụng nước ở trường học cũng như ở nhà.
  • Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Đại dương (08 tháng 06) hàng năm ở trường hoặc địa phương bạn.
  • Trao đổi thông tin số liệu với các quốc gia khác.
SEALS

    Hải cẩu là động vật chân màng (pinnipeds). Từ pinipeds bắt nguồn từ tiếng La tinh "pinna" (nghĩa tiếng Anh là "fin", flap", hay "wing") và "pedis" ("foot"). Có tất cả 33 loài động vật chân màng, được chia thành ba họ: Phocidae, Otariidae, Odobenidae.
     Hải cẩu, Sư tử biển và Hải mã đang bị khai thác quá độ để lấy da, thịt và mỡ.
    Ở đầu thế kỷ này, loài hải cẩu Caribean monk đã bị diệt chủng, nhiều loài khác đang ở điểm báo động diệt chủng. Ngày nay áp lực diệt chủng của một số loài do săn bắn quá độ đã giảm. Tuy nhiên, các mối đe doạ mới do nạn ô nhiễm biển gia tăng. Do đó chúng ta vẫn cần phải quan tâm tới các loài này.

WHO'S WATCHING OVER THE GLOBAL FISH MARKET?

    Theo FAO, 11 trong số 15 ngư trường chính đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện tại 40% số ngư trường của Mỹ đang bị khai thác quá độ. Mỹ đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết của việc cải tổ lại vấn đề quản lý đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, việc chuyển những nhận thức này thành những biện pháp có hiệu quả tỏ ra rất khó khăn.
    Ví dụ như ngư trường cá mòi (Sardine) ở Châu Mỹ trải dài từ Canada đến Mexico. Sản lượng đánh bắt của Mexico gần bằng sản lượng đánh bắt của California. Do đó để ngăn cản sự đánh bắt quá độ một cách có hiệu quả cần phải có sự hợp tác của các nước. Nhưng Mexico và Mỹ không đồng ý ngồi vào bàn thương thảo, và tình hình của Mỹ và Canada về vấn đề này ngày càng trở nên xấu đi.

BEACH POLLUTION FAQ

    Trả lời các câu hỏi thường được đặt ra về vấn đề ô nhiễm bãi biển

    1. Việc ô nhiễm bãi biển có phổ biến không?

    Vào năm 1997, ở Mỹ, nạn ô nhiễm bãi biển đã làm cho 4.153 bãi biển phải đóng cửa hoặc ra các báo động cho những người tắm biển.

    2. Những nguyên nhân chính của ô nhiễm bãi biển là gì?

    Mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm trên mặt đất xuống biển, việc thải nước cống rãnh ra biển, các hệ thống xử lý nước thải ở khu vực bãi biển hoạt động kém hiệu quả, chất thải từ các tàu thuyền là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm bãi biển.

    3. Bơi lội trong nước bị ô nhiễm có làm cho bạn mắc bệnh không?

    Năm 1995, một nghiên cứu dịch tể học ở diện rộng được tiến hành tại vịnh Santa Monica. Nghiên cứu này theo dõi tình trạng sức khoẻ của 15.492 người đến bơi và lặn tại vịnh này. Kết quả cho thấy nguy cơ bị nhiễm bệnh của những người bơi gần các ống thoát mưa tăng cao đối với các chứng bệnh như sốt, cảm lạnh, bệnh về tai, ói mửa và các bệnh về đường hô hấp.
   Trong bài này, tác giả còn bàn đến các biện pháp để quản lý các bãi biển để bảo đảm sức khoẻ cho những người đến đây bơi lội

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS